CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT DƯƠNG DUNG

back to top
Tiếng Việt English

Thủ tục xin giấy phép vận chuyển hoá chất như thế nào?

10-08-2017
Khi cần vận chuyển thùng phuy nhựa đựng hóa chất các doanh nghiệp cần phải được thông qua nhiều thủ tục khác nhau. Hãy cùng tìm hiêu các thủ tục đó nhé.

Xin giấy phép vận chuyển hoá chất là thủ tục bắt buộc để có thể vận chuyển các hoá chất trong lãnh thổ Việt Nam kể cả bằng đường bộ, đường sắt hay đường hằng hải. Các thủ tục hành chính này diễn ra như thế nào, cần lưu ý điểm gì sẽ được chúng tôi đưa ra dưới đây để mọi người tham khảo.


MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

2. Trình tự cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

4. Thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ

5. Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm


1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

Hoá chất được xếp vào danh mục hàng hoá nguy hiểm, nên để đảm bảo được phép vận chuyển, hoá chất phải được đóng gói đúng quy trình đảm bảo an toàn, sau đó được cơ quan chủ quản nghiệm thu trước khi cấp giấy phép cho lưu thông trên đường. Để đánh giá về nguy cơ của hoá chất, và các yêu cầu khi chuyên chở hoá chất, thì cần có sự kiểm tra đánh giá chuyên môn từ các nhà khoa học. Trước đây, việc cấp giấy phép vận chuyển hoá chất được thực hiện bởi Bộ Khoa học công nghệ, mà trực tiếp là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc bộ. Giấy phép cho phép vận chuyển hoá chất cần được lãnh đạo cục ký xác nhận. Hiện nay việc nộp hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hoá chất được tiến hành trực tiếp tại Tổng cục hoặc được gửi qua đường bưu điện. Theo quy định mới hiện nay, các sở Khoa học công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay cũng đã có thầm quyền cấp giấy phép vận chuyển hoá chất.

thung phuy nhua 220l
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

2. Trình tự cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

Theo quy định tại thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ, trình tự cấp giấy phép vận chuyển hoá chất tiến hành trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại các sở Khoa học Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hiện hồ sơ sai sót, trong thời hạn 3 ngày làm việc, cần có thông báo bằng văn bản gửi đến đơn vị yêu cầu cấp phép để doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

thung phuy nhua 200l
Trình tự cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

>> Sau khi đã tìm hiểu về các thủ tục cấp giấy phép  vận chuyển hóa chất, bạn nên tìm hiểu mọi thứ về chiếc thùng phuy nhựa đựng hóa chất nhé.  

3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

Để xin được giấy phép vận chuyển hoá chất, thì đơn vị có nhu cầu cần thực hiện đúng các thủ tục cấp phép vận chuyển hoá chất. Trình tự thực hiện thủ tục được nêu đầy đủ trong Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ, “Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” ra ngày 29/12/2010. Theo đó, các thủ tục sẽ được thực hiện từng bước, nhanh chóng và chuẩn xác.

Trước tiên,  theo thông tư 02/2004/TT-CBN ra ngày 31/12/2014 của Bộ công nghiệp nay là Bộ công thương, hoá chất nguy hiểm khi vận chuyển cần phải được đóng gói phù hợp quy định, phải có bao bì ghi rõ nhãn hàng hóa theo quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm được nêu tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/6/2006 của Chính phủ. Đối với hàng hóa cần có người áp tải thì người áp tải phải có chứng chỉ đủ điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ công thương cấp. Về phương tiện trực tiếp vận chuyển hoá chất, nguy hiểm phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp giấy phép lưu hành. Tại thời điểm vận chuyển hàng hoá hoá chất giấy phép còn trong thời gian sử dụng. Phương tiện vận chuyển hoá chất cần đáp ứng các điều kiện kỹ thuật của việc vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2004/TT-BCN.

gia thung phuy nhua 200l
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất

Sau khi hoá chất đã được đóng gói đúng tiêu chuẩn, người và phương tiện tham gia vận chuyển hoá chất đáp ứng đủ các điều kiện, để tiến hành xin giấy phép vận chuyển hoá chất cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Doanh nghiệp làm Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hoá chất, hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ  ra ngày 29/12/2010 (áp dụng quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP  yêu cầu đối với tên hàng nguy hiểm phải được ghi đúng tên, mã số Liên hợp quốc UN). Doanh nghiệp gửi  kèm theo 1 bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

2. Liệt kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển vận chuyển, người trực tiếp điều khiển phương tiện, người áp tải đủ điều kiện tham gia vận chuyển hoá chất và hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ  ra ngày 29/12/2010.

3. Lập danh sách để liệt kê danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm được vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III.

4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ .

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.

6. Bản cam kết của người vận tải hàng hoá(trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.

8. Với người tham gia điều khiển xe và áp tải hàng hoá hoá chất nguy hiểm cũng cần cung cấp các giấy tờ liên quan. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:

a) Một bản sao công chứng thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước; chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất và đủ điều kiện áp tải hoá chất do Bộ Công Thương cấp;

b) Một bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

9. Về phương tiện tham gia vận chuyển, cần cung cấp bảo sao hợp lệ (có công chứng) giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện tham gia vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

10. Cung cấp bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng phuy chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn hiệu lực đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng. Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa hàng không phải là dụng cụ chuyên dụng, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:

a) Bộ tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;

b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

4. Thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ

>>  Dương Dung là một trong những đơn vị bán thùng phi sắt cũ uy tín chất lượng nhất trên thị trường. Hãy cùng xem nhé.

Thầm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ thuộc về Bộ công an, tại khoản 1 điều 6 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định về điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ cụ thể như sau:

ban thung phi sat cu
Vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ

Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Động cơ của phương tiện phải được cách ly hoàn toàn với khoang chứa hàng nguy hiểm về cháy nổ bằng vật liệu chống cháy hoặc có buồng (khoang) đệm ngăn cháy theo quy định;

b) Ống xả khói của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn để bảo đảm an toàn về cháy, nổ, tránh tiếp xúc với khoang chứa hàng nguy hiểm về cháy nổ;

c) Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy trong xe) phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện, không bị rò rỉ điện và có tiết diện đảm bảo theo thiết kế;

d) Sàn phương tiện, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao cháy, nổ phải làm bằng vật liệu chống cháy hoặc khó cháy và không có khả năng phát sinh tia lửa do lực ma sát;

đ) Phương tiện có mái che để chống mưa, chống nắng;

e) Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ cần có dây tiếp đất. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng có quy định riêng cụ thể theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484: Khí đốt hóa lỏng - Xe bồn vận chuyển - Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;

g) Phương tiện cần được trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

h) Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cảu phương tiện và đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

i) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (theo mẫu số PC01) ở kính phía trước của xe và biển báo gắn hai bên thành xe trong suốt quá trình vận chuyển để cảnh báo người tham gia giao thông.

k) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Thông tư cũng có những quy định cụ thể riêng về điều kiện đối với người vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy nổ và thủ tục hồ sơ, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép. Thông tin thêm vui lòng tham khảo tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

5. Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Mẫu giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Tên phương tiện, biển kiểm soát;

  • Tên chủ phương tiện;

  • Tên người điều khiển phương tiện;

  • Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;

  • Nơi đi, nơi đến;

  • Hành trình, lịch trình vận chuyển;

  • Thời hạn vận chuyển.

Giấy phép vận chuyển hoá chất, hàng hoá nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng hoặc theo thời gian. Thời gian tối đa của giấy phép có hiệu lực 12 tháng, cấp cho các đơn vị chuyển chở hoá chất hoặc hàng nguy hiểm. Riêng đối với giấy phép cấp cho từng chuyến hàng sẽ hết hiệu lực ngày sau khi kết thúc quá trình vận chuyển.

Như vậy, quá trình vận chuyển hàng hoá là hoá chất hoặc hàng hoá nguy hiểm về cháy nổ cần xin giấy phép vận chuyển hoá chất và giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ. Để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, các doanh nghiệp cần tìm hiểu cụ thể thông tin theo các thông tư, nghị định mà chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan đã có văn bản hướng dẫn.

CÔNG TY TNHH TM - SX DƯƠNG DUNG

Văn Phòng: 83 Hiền Vương, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

Nhà Máy: 531 QL1A P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM

Kho Trung Chuyển: 466/7, QL1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM

Mua bán sỉ: 0903 716 490/0902 939 868

Mua bán lẻ: 0916 474 569 - 08 35373214

Email BP Kinh Doanh: kinhdoanh.duongdung@gmail.com

Email BP Môi Trường: moitruong.duongdung@gmail.com

Email: duongdung_iso@yahoo.com.vn

Fax: 08 3767 0652

MST: 030 520 5851

Nguồn: http://duongdung.net/thong-tin/thu-tuc-xin-giay-phep-van-chuyen-hoa-chat-nhu-the-nao


Map nhà máy
Map kho